Một số kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo ghép 4-5 tuổi bản Lại có kỹ năng vệ Sinh thời Bác Hồ nói: “Không sạch sẽ thì bẩn, bẩn thỉu sinh bệnh tật”.
Bác luôn yêu cầu và kêu gọi: “Mọi người phải chú ý giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe”
- Để thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng quan tâm chăm sóc thế hệ trẻ vì trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là thế hệ kế tục và phát triển sự nghiệp của cha ông. Trẻ em phát triển tốt là nhờ vào rất nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là yếu tố vệ sinh phòng bệnh vì trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng là lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất vì cơ thể trẻ trong giai đoạn này sức đề kháng còn yếu
- Vì vậy công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé là một việc rất quan trọng và cần thiết giúp trẻ có nề nếp, thói quen vệ sinh , phòng tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những kỹ năng sống cơ bản đầu tiên, góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo bé - người trực tiếp giảng dạy và chăm lo cho các cháu từng bữa ăn, giấc ngủ tôi nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của tôi cũng như tầm quan trọng của việc rèn thói quen vệ sinh cho trẻ tại nhóm lớp tôi phụ trách
+ Chính vì vậy tôi luôn canh cánh trong lòng và tự hỏi mình: Làm sao? Làm như thế nào? Và cần phải làm những gì? để rèn cho trẻ thói quen vệ sinh một cách tốt nhất.
Khi tôi quan sát ở lớp tôi từ đầu năm học đến hiện tại
- 100% trẻ là dân tộc Thái nên cha mẹ chưa quan tâm nhiều về giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ
- Trẻ chưa biết tự giác giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Các cha mẹ chưa có kĩ năng am hiểu về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho trẻ
1. Chuẩn bị môi trường và điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết cho hoạt động vệ sinh
* Môi trường xã hội:
- Muốn trẻ hứng thú với hoạt động vệ sinh thì việc đầu tiên là phải gây được hứng thú cho trẻ khi đến lớp. Trẻ có thích đến lớp thì mới hứng thú tham gia vào các hoạt động khác. Chính vì vậy mà chúng ta cần xây dựng môi trường thân thiện giúp trẻ tích cực, hứng thú với các hoạt động vệ sinh. Môi trường chăm sóc - Giáo dục trong trường mầm non cần đảm bảo an toàn về mặt tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục các kỹ năng xã hội cho trẻ. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
* Môi trường vật chất
Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng, nhóm lớp: Giáo viên xây dựng góc “
Rèn kỹ năng sống cho trẻ” với các hình ảnh mang nội dung giáo dục vệ sinh dưới dạng mở để trẻ được thỏa sức lựa chọn những hình ảnh đúng - sai theo khả năng nhận thức của trẻ.
Làm tốt công tác vệ sinh môi trường của lớp. Các cháu ở lớp mẫu giáo thời gian rất dài, nếu cô sắp xếp đồ dùng gọn gàng, sạch sẽ, mọi sinh hoạt của lớp có nề nếp làm cho lớp học vui tươi đầm ấm. Tất cả những cái đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thói quen cho trẻ. Lớp học sạch đẹp cháu không nỡ vứt rác bừa bãi, cháu không vứt đồ chơi lung tung, khi mọi thứ trong lớp điều được sắp xếp theo đúng chỗ quy định.
- Ngoài ra giáo viên cần làm một số sách, tranh có nội dung giáo dục vệ sinh ở góc thư viện. Các hình ảnh trong sách, tranh phải rõ ràng, màu sắc tươi sáng, ngộ nghĩnh hấp dẫn với trẻ.
* Đồ dùng, dụng cụ vệ sinh:
- Trong tất cả các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là hoạt động vệ sinh thì đồ dùng trực quan đóng vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết quả và ý thức vệ sinh cho trẻ.
- Để đảm bảo đồ dùng phục vụ cho hoạt động vệ sinh cho trẻ ngay từ đầu năm học tôi đã thống kê đồ dùng, dụng cụ của lớp để kịp thời tham mưu với nhà trường bổ sung thêm đồ dùng, dụng cụ vệ sinh đảm bảo cho trẻ hoạt động.
2. Tự học tập, bồi dưỡng về kỹ năng thực hành thao tác chăm sóc - vệ sinh cho trẻ.
- Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn luyện cho trẻ mẫu giáo có thói quen trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân thì việc làm đầu tiên là cô giáo phải có kiến thức chuẩn xác về kĩ năng thực hành, chính vì điều đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi các tài liệu có liên quan đến vấn đề vệ sinh để áp dụng vào dạy và học cho trẻ.
- Giáo viên phải nắm được yêu cầu rèn luyện và kỹ năng thực hành cho trẻ.
- Thói quen vệ sinh cần rèn luyện. Ngoài những thói quen vệ sinh ở lớp, giáo viên cần rèn luyện thêm cho các cháu những thói quen vệ sinh sau:
- Trẻ tự rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chải đầu, đánh răng.
- Có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác như: không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch..
- Trẻ tự mặc quần áo, biết đòi hỏi người lớn phải cho mình ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. Biết gấp cất trải chiếu, gối…
- Biết giữ gìn vệ sinh nhà cửa, đồ dùng đồ chơi gọn gàng sạch sẽ. Biết giúp cô lau bàn ghế, rửa đồ chơi, xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp. Trẻ bắt đầu hình thành vững chắc các quy tắc vệ sinh cá nhân và nếp sống văn minh.
- Cô cũng cần nắm được các kỹ năng cần rèn cho trẻ như:
- Trẻ phải thành thạo các kỹ năng thực hành vệ sinh của lớp, ngoài ra cô cần rèn cho trẻ. Biết giúp cô giặt khăn, phơi khăn. Biết dùng tay - khăn che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, sì mũi…
- Bản thân tích cực sưu tầm, nắm vững nội dung và nguyên tắc hướng dẫn thực hành thao tác vệ sinh: Rửa tay, rửa mặt...
3. Sưu tầm, vận dụng các bài thơ, truyện, bài hát và trò chơi vào hoạt động vệ sinh.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi chứa đựng nội dung giáo dục thói quen văn hoá vệ sinh: Chơi là quá trình trẻ học làm người, trải nghiệm những xúc cảm, tình cảm, hành vi của con người qua các vai khác nhau. Với các chủ đề chơi về “gia đình”, “cửa hàng bách hoá”, “trường mầm non”, “Bác sỹ”… Khi trẻ tham gia vào trò chơi cũng chính là quá trình trẻ tiếp nhận tri thức, kỹ năng, hình thành xúc cảm, tình cảm một cách tự nhiên không ép buộc… Ví dụ trong chủ đề “gia đình” giáo viên có thể tiến hành cho trẻ chơi các trò chơi với búp bê, kết hợp với các dụng cụ vệ sinh, hoặc sử dụng các trò chơi đóng kịch (bằng các vở kịch có nội dung ngắn gọn, có thể do giáo viên soạn thảo dựa trên những hành vi của trẻ đã quan sát được),
- Để rèn luyện cho trẻ các thói quen văn hoá vệ sinh thông qua các bước tổ chức trò chơi như; Chuẩn bị cho trẻ chơi: Cho trẻ làm quen với đời sống xung quanh (qua dạo chơi, tham quan, trò chuyện, trao đổi với trẻ…) Trong quá trình đó cần hướng trẻ chú ý tới hành động của con người, mối quan hệ của họ, kết hợp với giải thích động cơ hành động, tạo môi trường hoạt động, giúp trẻ dễ dàng sử dụng các vật liệu có sẵn và hoàn cảnh xung quanh để chơi.
- Ngoài các câu chuyện tôi còn sử dụng một số bài thơ, bài hát để gây hứng thú, phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động.
Ví dụ: Trong giờ chuẩn bị ăn cơm cô rèn cho trẻ kê bàn ăn và ngồi ngay ngắn đọc các bào thơ về giờ ăn...qua đó giúp trẻ giáo dục trẻ khi ăn không được làm cơm rơi vãi.
- Giáo dục vệ sinh thông qua các hoạt động trong ngày
- Tổ chức cho trẻ luyện tập trực tiếp, thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày: Trẻ lứa tuổi mầm non có đặc điểm mau nhớ, chóng quên, vì vậy mỗi hành vi văn hoá vệ sinh đã hình thành cho trẻ cần phải được luyện tập củng cố một cách thường xuyên. Cho trẻ thực hành thường xuyên trong các thời điểm sinh hoạt hàng ngày (Hoạt động đón trẻ, hoạt động học, chơi, hoạt động ăn, ngủ vệ sinh, trả trẻ...), đó là cách luyện tập tốt nhất để giúp trẻ biến những thói quen thành kỹ năng vệ sinh ở trẻ
Ví dụ khi tổ chức cho trẻ ăn cô giáo hướng dẫn trẻ rửa tay, lau miệng trước và sau khi ăn; dạy trẻ trước khi ăn phải mời mọi người, khi ăn phải nhai kỹ, không được ngậm thức ăn trong miệng, không được dùng tay bốc thức ăn, không vừa ăn vừa nói chuyện; Trong giờ chơi cô giáo hướng dẫn trẻ cách chơi với đồ dùng, đồ chơi, cách giao tiếp, giúp đỡ bạn trong quá trình chơi; không được tranh giành đồ chơi với bạn, không được đập, phá làm hỏng đồ chơi… Khi trẻ thực hiện các hành động cô giáo cần giám sát, kiểm tra, đánh giá, động viên khen ngợi kịp thời những trẻ làm đúng, làm tốt, hướng dẫn, uốn nắn, điều chỉnh những trẻ làm chưa đúng.
- Thông qua việc luyện tập thường xuyên, hàng ngày, với sự giúp đỡ và giám sát chặt chẽ của giáo viên, trẻ sẽ có được những kỹ năng thực hiện hành động có văn hoá vệ sinh, dần dần những kỹ năng đó sẽ trở thành thói quen, thành nhu cầu bên trong của trẻ. Rèn trẻ thông qua các hoạt động của lớp trong ngày.
- Mặc: Trang phục quần áo gọn gàng sạch sẽ - không mặc quần áo bẩn, rách, đứt cúc, không ngồi lê trên sàn đất hoặc bôi bẩn vào quần áo - thường xuyên tắm rửa, thay quần áo
- Với bạn bè: Biết nhường nhịn bạn khi chơi và cùng chơi không đánh, cãi nhau gây gổ bắt nạt bạn yếu.
- Với thiên nhiên môi trường:
- Biết yêu quý bảo vệ cảnh đẹp của thiên nhiên, không hái hoa ngắt lá, bẻ cành cây ở trường, lớp vườn hoa. Chăm tưới cây, nhổ cỏ, dọn vệ sinh…
- Trẻ bắt đầu hình thành vững chắc các quy tắc vệ sinh cá nhân và nếp sống văn minh.
- Cô cũng cần nắm được các kỹ năng cần rèn cho trẻ như:
- Trẻ phải thành thạo các kỹ năng thực hành vệ sinh của lớp, ngoài ra cô cần rèn cho trẻ biết giúp cô giặt khăn, phơi khăn.
- Biết dùng tay - khăn che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, xì mũi…
- Bản thân tích cực sưu tầm, nắm vững nội dung và nguyên tắc hướng dẫn thực hành thao tác vệ sinh: Rửa tay, rửa mặt...
-Hầu hết trẻ có kỹ năng thực hiện công việc tự phục vụ như tự cất và lấy đồ dùng, đồ chơi, trẻ tự mạc, cởi quần áo và cất đúng nơi quy định, tự kê bàn, bê ghế vào chỗ ngồi chuẩn bị ăn cơm và biết tự xúc cơm gọn gàng...
- Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm đã phối hợp tốt với phụ huynh rèn kỹ năng vệ sinh cho trẻ và trẻ cảm nhận được là mình đã làm được một việc tốt
- Đa số các cháu đã thực hiện được những kỹ năng như: Tự rửa mặt, rửa tay, chải đầu, thay quần áo sử dụng thành thạo dụng cụ vệ sinh.
+ Biết giữ đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ.
+ Biết bỏ rác vào thùng rác, không vứt rác bừa bãi.
+ Biết đi tiểu đúng nơi quy định.
+ Trẻ không ăn quả xanh, uống nước lã.
+ Khi ăn cơm trẻ không làm rơi vãi.
+ Các cháu đã thể hiện được nếp sống văn minh lịch sự.
+ Biết giữ vệ sinh lịch sự nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi, khi ho, ngáp, hắt xì hơi đã biết lấy tay che miệng.
+ Tỉ lệ sức khỏe: Các bệnh về mắt, răng, miệng, đã giảm 15%
- Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi ở các lớp mẫu giáo. Trường mầm non Luân Giói, nhằm thực hiện tốt việc đổi mới hình thức tổ chức rèn kỹ năng vệ sinh, phương pháp giáo dục và phát huy tính tích cực của trẻ
- Trên đây là: “
Một số kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Bản Lại có kỹ năng vệ sinh” mà bản thân tôi đã thực hiện tại lớp tôi