Mầm Non Luân Giói

https://mnluangioi.pgddienbiendong.edu.vn


TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH TẬT HỌC ĐƯỜNG

TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH TẬT HỌC ĐƯỜNG
Như chúng ta đã biết để trẻ em có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển hài hòa cân đối là mong muốn của các gia đình, nhà trường và xã hội. Vậy để trẻ em lớn lên đều khỏe mạnh có được một sức khỏe tốt không bệnh tật thì việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác phòng chống bệnh học đường là vô cùng quan trọng và cần thiết. Vậy để làm tốt điều đó Trường mầm non Luân Giói xin mời các bậc cha mẹ cùng tìm hiểu 1 số bệnh tật học đường và cách phòng tránh sau đây:
  1. Bệnh về mắt
Bệnh tật học đường đang là các bệnh, tật liên quan đến học đường rất lớn, do những thói quen trong tư thế ngồi học. Trong đó có 1 số bệnh về mắt như: Cận thị, viễn thị, loạn thị…. Đặc biệt phổ biến ở trẻ em là cận thị,  bệnh khúc xạ làm cho mắt chỉ nhìn thấy vật ở gần mà không nhìn thấy rõ vật ở xa.
* Nguyên nhân:
- Do tư thế ngồi học thường xuyên không đúng tư thế ( cúi quá thấp, nhìn quá gần nằm quì ngồi nghiêng để đọc viết )
- Do trẻ tiếp xúc với các trò chơi điện tử, xem ti vi và sử dụng máy tính quá lâu.
- Do sức khỏe của trẻ ốm yếu hay đau mắt đỏ kéo dài dễ mắc các bệnh truyền nhiễm thường dễ bị cận thị.
- Do nơi ngồi học thiếu ánh sáng, ánh sáng chiếu sáng không hợp lý( cả ở lớp và ở nhà),  gây mệt mỏi cho mắt và làm giảm thị lực.
- Do bàn ghế kích thước không phù hợp với độ tuổi, tầm vóc của trẻ hoặc ngồi học không đúng cách.
* Phòng bệnh
Bệnh cận thị học đường  hoàn toàn có thể phòng được nếu có sự phối hợp tích cực giữa học sinh, gia đình và nhà trường:
- Hướng dẫn trẻ ngồi học đúng tư thế: Ngồi thẳng lưng, hai chân khép, hai bàn chân để ngay ngắn sát nền nhà, đầu hơi cúi không tỳ ngực lên bàn khi tập tô, tập vẽ.
- Lớp học
+ Phòng học phải đảm bảo đủ ánh sáng
+ Sắp xếp bàn ghế phải phù hợp với lứa tuổi để học sinh có thể ngồi đúng tư thế và giữ đúng khoảng cách từ mắt đến sách vở.
+ Chữ viết trên bảng và trong sách vở phải rõ nét,
+ Khi xem sách buổi tối, cần đèn đủ sáng và có chụp phản chiều. nên dùng bóng điện dây tóc.
+ Không dùng màu tương phản khiến mắt bị mệt.
+ Duy trì mỗi tiết học theo từng độ tuổi, sau đó nghỉ giải lao, đưa mắt nhìn xa, tránh gây quá tải cho mắt
- Bỏ những thói quen có hại cho mắt như:                     
+ Không cho trẻ nằm, quỳ để tô, vẽ.
+ Không cho trẻ xem điện thoại khi đang đi trên ô tô, tàu hỏa, máy bay.
+ Không cho trẻ xem ti vi thời gian quá dài,  cho trẻ ngồi cách xa màn hình tối thiểu 2,5 m, ánh sáng phòng phù hợp. Thời gian xem không quá 30 phút mỗi ngày.
+ Không tự ý cho trẻ đeo kính mắt khi chưa có hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa mắt.
+  Cho trẻ ăn uống đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, đồng thời tăng cho trẻ hoạt động thể lực.
 Khi thấy trẻ có biểu hiện: Cảm thấy mỏi mắt khi nhìn một vật ở xa hoặc mắc bệnh mắt  các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến khám chuyên khoa về mắt để khám và điều trị kịp thời.
2. Bệnh cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị nghiêng, lệch về một phía hoặc bị cong về phía trước hay phía sau, do đó không còn giữ được các đoạn cong sinh lý như bình thường; nếu nhìn từ sau về trước, cột sống là một đường thẳng; Khi bị biến dạng cột sống có thể bị lệch sang phải hoặc sang trái (gọi là vẹo cột sống)  hoặc uốn cong quá mức về  phía trước gọi là ưỡn , về phía sau gọi là gù hay giảm độ cong của các đoạn cong sinh lý - Bẹt. Cong vẹo cột sống sẽ gây dị dạng thân hình, khó vận động, ảnh hưởng đến 1 số bộ phận nội tạng của cơ thể
* Nguyên nhân
- Do thiếu dinh dưỡng dẫn đến thể trạng còi xương, các bệnh lý về xương.
- Do thói quen trong học tập như đeo cặp sách nghiêng về 1 bên, tư thế ngồi học không phù hợp,  bàn ghế không đúng kích thước..)
- Do môi trường học tập không gian chật hẹp và thiếu hoạt động thể chất.
* Phòng bệnh
- Đảm bảo đủ chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ theo độ tuổi
- Đảm bảo các điều kiện như phòng học đủ diện tích, chỗ ngồi học phải đủ ánh sáng, bàn ghế học sinh phải phù hợp với lứa tuổi:
 - Hướng dẫn trẻ đeo cặp bằng hai quai sau lưng, không nên đeo hay xách cặp một bên vai.      
Vậy để hạn chể tối đa bệnh tật học đường việc các bậc phụ huynh hãy cùng nhà trường  xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo đủ không gian, ánh sang khi trẻ chơi, học tập, kích thước bàn ghế phù hợp với tầm vóc của trẻ, hạn chế cho trẻ xem ti vi, trò chơi điện tử; hướng dẫn trẻ đeo cặp xách đúng tư thế; thường xuyên cho trẻ thăm khám định kỳ sức khỏe để phát hiện và có biện pháp kịp thời những bệnh tật học đường hiện nay, tăng cường cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời. Chúng tôi hy vọng các bậc phụ huynh sẽ luôn hợp tác cùng chúng tôi để trẻ em lớn lên luôn là những trẻ em khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh và phát triển hài hòa cân đối.
2
 
 37

Tác giả bài viết: Quàng Thị Hương

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây