Trường Mầm non xã Luân giói, huyện Điện Biên Đông có 28 giáo viên phụ trách 460 trẻ (trong đó có 450 trẻ là người dân tộc Thái), hầu hết các trẻ đều chưa nói sõi tiếng Việt. Để học sinh có thể nói được tiếng Việt ngay từ nhỏ, nhà trường thường xuyên lồng ghép, tổ chức hoạt động sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt kết hợp với văn hóa dân tộc, nghe kể chuyện dân gian, đọc thơ, ca dao. Đặc biệt, nhà trường còn tổ chức hội thi, tổ chức hoạt động vui chơi gắn với tiếng Việt, trong đó tập trung vào việc luyện phát âm ngọng cho trẻ...
Nhà trường chỉ đạo giáo viên viết bằng chữ in thường lên các khu vui chơi của trẻ, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời, cây xanh, cây hoa để trẻ có thể luyện phát âm; khuyến khích trẻ giao tiếp với cô giáo và các bạn bằng tiếng Việt. Trong quá trình dạy - học và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, mở rộng vốn từ tiếng Việt, sửa lỗi phát âm, dùng từ, đặt câu cho trẻ. Nhờ vậy, hàng năm, nhà trường đều huy động tối đa trẻ 5 tuổi ra lớp và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non. Trẻ đã nhận biết, phát âm tương đối đúng theo bộ chữ cái tiếng Việt, có kỹ năng cơ bản khi vào lớp 1.
Đội ngũ giáo viên các nhà trường đã tích cực bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số, tạo cơ hội để trẻ được giao tiếp với cộng đồng, tham gia các hoạt động trải nghiệm. Từ sự hỗ trợ của cộng đồng, sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình đối với trường Mầm non Luân Giói 100% trẻ dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt.
Qua 5 năm thực hiện, 100% các nhóm lớp trường mầm non Luân Giói đã xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng nhu cầu vui chơi, học tập của trẻ, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái khi đến trường.
Sau đây là một số hình ảnh trong quá trình thực hiện đề án của trường MN Luân Giói:
4