Hoạt động ngoài trời - Lớp nhà trẻ Na Ngua

Thứ năm - 15/12/2022 20:40
1
1
- GV Quàng Thị Oai thực hiện hoạt động: Dạo chơi ngoài chơi với nội dung như sau:
                             Dạo chơi ngoài trời
                             Quan sát: Cây hoa mào gà
                             Trò chơi vận động: Gieo hạt
                             Chơi theo ý thích: Nút ghép, khối hình
- Chơi là hoạt động chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ lứa tuổi mầm non. Hoạt động này giúp trẻ tìm hiểu những đồ vật gần gũi, xung quanh và xây dựng biểu tượng ban đầu về đồ vật quen thuộc. Giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, biết chăm sóc bảo vệ cây không ngắt lá bẻ cành, biết tầm quan trọng của cây xanh đối với cuộc sống của con người.
- Thông qua hoạt động giúp trẻ làm việc theo nhóm nhỏ,trẻ biết tương tác với nhau, được giao lưu với các bạn, tạo điều kiện cho trẻ phát triển về mọi mặt: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm kĩ năng xã hội.
- Qua hoạt động trẻ được trải nghiệm, khám phá trẻ còn biết được vai trò và ích lợi của cây xanh đối với cuộc sống của con người, trẻ yêu thích cây xanh thích trồng cây, bảo vệ cây qua đó trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, trẻ yêu quý thiên nhiên,gần gũi với thiên nhiên.
Sau đây là một số hình ảnh:
- Qua tiết học trẻ biết gọi tên và biết một số đặc điểm nổi bật của cây, lợi ích của cây đối với cuộc sống của con người, biết cách chơi trò chơi vận động và chọn nhóm chơi theo ý thích.
- Trẻ biết quan sát, nhận xét, phát triển ngôn ngữ vốn từ cho trẻ
- Trẻ chơi với bạn đoàn kết, biết chăm sóc và bảo vệ cây, không ngắt lá bẻ cành trẻ yêu thiên nhiên, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ.
- Để tổ chức được hoạt động giáo viên cần:
* Chuẩn bị:
- Cây hoa mào gà, địa điểm quan sát, nút ghép, khối hình.
* Tổ chức hoạt động:
- Cô cùng trẻ đứng xung quanh quan sát cây hoa mào gà.
- Đây là cây hoa gì?
- Cây hoa mào gà có những phần nào?
- Muốn cây hoa mào gà xanh tốt các con phải làm gì?
- Trồng cây hoa mào gà để làm gì?
- Cô củng cố lại các ý trả lời của trẻ
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây, không ngắt lá bẻ cành trẻ yêu thiên nhiên, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ.
* Trò chơi vận động: Gieo hạt:
- Cô nói tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi
* Chơi theo ý thích: Nút ghép, khối hình:
- Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi theo ý thích
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi
* Kết thúc:
-  Cô nhận xét giờ học.
- Vệ sinh trẻ cho trẻ vào lớp.
TRANG WEB TUẦN 1 THÁNG 12/2022
NĂM HỌC: 2022 - 2023
- Vào lúc 8 giờ 00 phút, ngày 05/12/2022
- Tại lớp Nhóm trẻ 24 – 36 B trung tâm Trường MN Luân Giói
- Giáo viên: Lường Thị Thắm thực hiện hoạt động viết bài trang wed với Đề tài: Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo với nội dung như sau:
 
        Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn.
       Đồ dùng, đồ chơi mầm non tự làm phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ.
       Muốn làm được điều này, giáo viên cần phải định hướng trước một số nguyên vật liệu cần thiết, tiếp theo phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để biết trước những nguyên vật nào có thể sưu tầm được.
       Trong cuộc sống hiện đại ngày nay các phụ phế phẩm từ gia đình vô cùng phong phú: Lọ nước giặt, hộp sữa chua, lọ com pho, các hộp bánh kẹo, các túi, lon, hũ đựng đồ, đựng thức ăn,…là một kho nguyên liệu vô cùng phong phú để cho trẻ có thể làm được đồ chơi cho mình. Tuy nhiên, để chương trình giáo dục này càng thêm phong phú, chúng ta có thể tư vấn cho phụ huynh sưu tầm thêm các loại nguyên liệu khác như: Các loại hạt ngũ cốc, rau củ, quả tươi và khô, cành cây, lá cây khô, các loại hạt, các loại vỏ trứng, len, dây đồng, dây thép……
      Hiện nay đồ dùng, đồ chơi cho trẻ em có rất nhiều trên thị trường, tuy nhiên xét về phương diện giáo dục thì chúng không thể để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường Mầm non. Hơn nữa việc mua quá nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến kinh tế của các bậc phụ huynh trong khi các đồ phế phẩm từ gia đình, các nguyên vật liệu đã qua sử dụng đang sẵn có và có rất nhiều có thể tái sử dụng tạo làm đồ chơi cho trẻ. Khi có món đồ chơi do cô và trẻ hoặc tự trẻ tự tay làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quý và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quý sức lao động ngay khi còn bé. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, chúng tôi nghĩ rằng việc tự làm đồ dùng, đồ chơi là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non
           Trẻ em rất yêu thích đồ chơi mầm non, ngoài việc giải trí, đồ chơi mầm non có tác dụng giáo dục cao, nhất là trong những năm đầu đời của con người. Mỗi món đồ chơi mầm non, ít nhất cũng cung cấp một cơ hội để trẻ tìm hiểu, khám phá. Các món đồ chơi mầm non tốt sẽ tham gia vào quá trình nhận thức, tác động tích cực tới các giác quan của trẻ, khuyến khích phát huy trí tưởng tưởng và cho trẻ cơ hội học tập kỹ năng tương tác với người khác và nhiều kỹ năng khác. Trẻ em bất cứ ở đâu, bất cứ dân tộc nào, cũng mong muốn có đồ chơi mầm non để chơi.
           Đồ dùng đồ chơi mầm non tự tạo giúp phát triển nhận thức của trẻ, với đồ
chơi mầm non, trẻ được vui chơi và học tập cùng một lúc. Học thông qua đồ
chơi sáng tạo của giáo viên mầm non và trò chơi giúp trẻ hình thành thái độ tích cực với việc học tập. Giáo viên sử dụng nó để dạy các kiến thức về môi trường xung quanh, văn học, các biểu tượng toán học, tạo hình…, cung cấp và rèn luyện những kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ và cho sự trưởng thành sau này của chúng.
      Nó có ý nghĩa như đồ dùng để dạy và học. Đồ chơi của trẻ và đồ dùng dạy học của cô giáo tuy hai tên gọi nhưng chung một ý nghĩa. Sử dụng đồ chơi mầm non để dạy học là phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhận thức của trẻ em, giúp cho giáo viên có cơ sở thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non. Lớp học mầm non không thể không có đồ chơi mầm non cũng như giáo viên mầm non không thể không có đồ dùng dạy học.
         Do đó, bằng mọi hình thức, nhà trường và các cô giáo cần cung cấp cho trẻ đồ chơi mầm non càng nhiều càng tốt.
       Làm đồ chơi mầm non cho trẻ mầm non còn góp phần giao lưu tình cảm giữa cô và trẻ. Nó thể hiện tình cảm của giáo viên với trẻ, với nghề. Nếu không yêu trẻ cô giáo khó lòng có thể tự nguyện dành thời gian để làm một món đồ chơi mầm non nào đấy cho chúng. Trẻ em cũng dể dàng nhận thấy điều đó, trẻ rất vui sướng đón nhận khi được món đồ chơi mầm non do bàn tay cô giáo làm ra. Với trẻ chúng chưa có những khái niệm đánh giá khắt khe về tính thẩm mỹ, tính bền vững. Quan trọng với trẻ là niềm vui và sự hào hứng với món đồ chơi mầm non đó.
      Vì vậy, các cô giáo cũng không nên quá lo lắng về các tính năng, chất lượng hoàn thiện của những món đồ dùng đồ chơi tự tạo mầm non, không nên làm các món đồ dùng đồ chơi mầm non tự tạo quá cầu kỳ đến nỗi trẻ không được chơi vì cô sợ chúng làm hỏng. Làm một món đồ dùng đồ chơi mầm non tự tạo tốn ít thời gian tuy trông không được cầu kỳ đẹp mắt mà trẻ được chơi thì sẽ có giá trị hơn một thứ đồ chơi mầm non làm công phu tốn kém mà chỉ để ngắm. Đồ chơi cô làm ra nếu tạo cho trẻ hứng thú chơi và học, cho trẻ thêm những niềm vui khi tới trường đã là một món đồ chơi mầm non hữu ích.
Như vậy chúng ta có thể nói lớp học mầm non không thể không có đồ chơi mầm non cũng như giáo viên mầm non không thể không có đồ dùng dạy học.
           Do đó, bằng mọi hình thức, nhà trường và các cô giáo cần cung cấp cho trẻ đồ chơi mầm non càng nhiều càng tốt. Đồ chơi có vai trò quan trọng như vậy nhưng không phải tất cả trẻ em đều có đồ chơi mầm non.
     Những hình ảnh trẻ em thiếu thốn đồ chơi mầm non thấy rất rõ ở những lớp điểm lẻ trong trường. Việc giáo viên mầm non tự làm đồ chơi mầm non mục đích trước hết để cung cấp thêm đồ chơi mầm non cho lớp, bù đắp sự thiếu thốn và giảm chi phí mua sắm. Trẻ rất hứng thú với tất cả các loại đồ chơi mầm non
và nhất là những đồ chơi mầm non tự làm đơn giản đều có chức năng giúp trẻ
tiếp cận với thế giới xung quanh, giúp trẻ giải trí và học tập. Với việc làm đồ
dùng đồ chơi mầm non từ những nguyên vật liệu thiên nhiên, hay phế thải tạo
nhiều đồ chơi mầm non cho trẻ, góp phần bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu
chơi của trẻ, đặc biệt là ở trường mầm non nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Sau đây là 1 số hình ảnh đồ dùng, đồ chơi tự tạo:
2
4 

Tác giả bài viết: Quàng Thị Oai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay119
  • Tháng hiện tại2,438
  • Tổng lượt truy cập237,532
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính