GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG- TRƯỜNG MN LUÂN GIÓI

Thứ hai - 25/01/2021 08:45
- Giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
Hoạt động thể dục tại lớp bản lại -Trường Mầm non Luân Giói
Hoạt động thể dục tại lớp bản lại -Trường Mầm non Luân Giói
Trong quá trình “Giáo dục thể chất” cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ “Giáo dục thể chất”  được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức “Giáo dục thể chất” ở trường mầm non là sự tổng hợp sang tạo trong giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử dụng hình thức “Giáo dục thể chất”  qua các tiết học thể dục
          Thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo, nhưng trong các hình thức đó đòi học giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình. Để thực hiện tốt hoạt động giáo dục thể chất cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
          * Yêu cầu đối với giáo viên:
          Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo cho tiết học, cũng như các hình thức khác. Trước hết, giáo viên xác định nhiệm vụ cụ thể đối với việc tập luyện cho trẻ, lựa chọn các bài tập hoặc trò chơi phù hợp với nhiệm vụ, với mức độ chuẩn bị thể lực của trẻ.
          Xác định thứ tự các bài tập đã lựa chọn, cách tiến hành như: phương pháp hướng dẫn, hình thức tổ chức, liều lượng, dụng cụ, nhạc đệm…, chuẩn bị trước khi tập, an toàn của dụng cụ, lựa chọn dụng cụ, bố trí dụng cụ cho buổi tập.
          Biết chọn lọc nội dung lồng ghép , tích hợp phù hợp với từng đề tài
          Ví dụ : đề tài “ Chạy nhanh …” tích hợp ATGT, dừng đúng biển báo cấm …
          Qua các tiết dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi thấy một số giáo viên tập các động tác thể dục chưa chuẩn cần rèn luyện. Sau đó chúng tôi tổ chức các buổi tập rèn luyện các động tác chưa chuẩn cho giáo viên vào các buổi họp tổ khối…
          * Yêu cầu đối với cháu:
          Trẻ hứng thú tham gia giờ học , thực hiện được các kỹ năng vận động
          Trẻ tập trung chú ý trong giờ học
          * Tổ chức hoạt động thể dục cho trẻ :
          - Thể dục giờ học :
          a. Khởi động:
          Để trẻ tập trung chú ý, giáo viên cần sử dụng tín hiệu khác nhau như: trống, xắc xô,…Ngoài ra, nếu có điều kiện, giáo viên sử dụng tín hiệu âm thanh- âm nhạc, đó là tín hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Tuy nhiên, trong một tiết học, giáo viên nên sử dụng một loại dụng cụ tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu trên, giáo viên có thể sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh.
          Có thể tiến hành phần khởi động như sau:
          Giáo viên cho trẻ đi bộ thành vòng tròn khép kín, giáo viên đi vào phía trong vòng tròn ngược chiều với trẻ để theo dõi và điều khiển trẻ tập. Cho trẻ đi thường phối hợp với các kiểu đi: đi kiễng gót 2m, đi thường 5m, 2m đi bằng gót chân, 5m đi thường, đi như vậy khoảng 2-3lần. Sau đó, cho trẻ chuyển sang chạy thay đổi tốc độ: chậm- nhanh- chậm. Hoặc cuối phần khởi động, giáo viên có thể cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời mầm non một trò chơi vận động nhẹ nhàng như: “Tiếng gọi của ai?”, “Chuông reo ở đâu?”, có tác dụng làm cho trẻ phấn khởi, thích thú trước khi chuyển sang phần trọng động.
          b.Trọng động:
          - Tập những động tác mới, hoặc ôn động tác cũ hay nâng cao trình độ luyện tập của trẻ.
          + Rèn luyện phát triển thân thể toàn diện và các tố chất thể lực.
          Bồi dưỡng và giáo dục ý chí, phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ.
          * Thực hiện bài tập phát triển chung:
          - Phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính; cơ bả vai, cơ chân, cơ mình, những động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản.
          Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “ném xa”thì khi chọn động tác cho bài tập phát triển chung, giáo viên lưu ý chọn động tác tay đưa từ dưới lên cao và tập động tác này số lần nhiều hơn các động tác còn lại. Hoặc bài tập vận động cơ bản là “bật xa”, nhiệm vụ chính là tập cho trẻ biết nhún chân, giáo viên nên chọn bài tập phát triển chung có động tác đứng lên ngồi xuống nhiều hơn.
          Khi tập, nên cho trẻ cầm các dụng cụ như hoa, cờ, nơ, gậy thể dục,…nhưng các dụng cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Các dụng cụ đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp đặt theo từng thể loại để dễ lấy và phân phát cho trẻ. Khi chia dụng cụ cho trẻ, giáo viên phải lựa chọn các biện pháp sao cho không mất thời gian và phải được tiến hành nhanh, gọn. Cần chú ý kết hợp sử dụng dụng cụ và tập tay không cho trẻ để trẻ có cảm giác đúng về động tác khi tập không có dụng cụ.
          *Vận động cơ bản
          Hình thành và vận động kĩ năng cơ bản ở trẻ. Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ tiến hành theo các bước sau: Tập mẫu, cho một số trẻ tập thử, cả lớp tập. Giáo viên áp dụng các hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc vào bài tập và khả năng của trẻ.
          Ví dụ : Dạy cho trẻ thực hiện bài tập “ ném xa , chạy nhanh 10m “ cô giáo có thể gợi ý :
          - Đố các cháu cô có biển báo gì đây ?
          - Khi gặp biển báo này những người đi bộ , chạy bộ như thế nào ?
          - Hôm nay cô sẽ cho các con tập bài ném xa, chạy nhanh 10 m.
          - Lớp đồng thanh .
          - Cô làm mẫu lần 1.
          - Cô làm mẫu lần 2 giải thích: Tư thế chuẩn bị đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau đưa ra trước khi có hiệu lệnh của cô tay đưa lên cao rồi ném mạnh túi cát thẳng về phía trước. Khi nghe hiệu lệnh các cháu chạy nhanh về đích , chạy tự nhiên phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân.
          - Lớp thực hiện lần lượt (cô quan sát sửa sai )
          - Chia 2 nhóm thi đua thực hiện { cô bao quát và sửa sai )
          * Trò chơi vận động
          - Củng cố rèn luyện và hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Giáo viên lựa chọn những đồ chơi mầm non vận động cơ bản như trò chơi : Tín hiệu , Chó sói xấu tính , Bắt chước tạo dáng, cáo và thỏ …
          Ví dụ 1: Bài tập vận động đi, chạy, thì trò chơi vận động là “Đi, chạy theo tính hiệu”; ném xa bằng một tay thì trò chơi vận động là “Ném quai dây”. Mục đích nhằm rèn luyện những kĩ năng của các vận động cơ bản.
          Ví dụ 2: Với đề tài : “ Trèo lên xuống thang “cô chọn trò chơi “đua ngựa” việc chạy nâng cao đùi sẽ có tác dung hỗ trợ cơ đùi đối với kỹ năng trèo của trẻ
          c. Hồi tỉnh:
          Đưa cơ thể về trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục. Giáo viên phải làm cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ mệt mỏi, không chán học. Giáo viên có thể tiến hành nhiều hình thức: cho trẻ đi vòng tròn, hít thở, trò chơi vận động tĩnh như : “Bóng bay xanh”, “Tìm đồ chơi”.
          Ví dụ :
          Cô cho trẻ đi vòng tròn đọc thơ “Bé bước một hai”, hít thở sâu .
          * Nhận xét tiết học
          Giáo viên có thể nhận xét ngay trong tiết học hoặc cuối tiết học, trong tiết học khen chê trẻ kịp thời. Cuối tiết học chủ yếu động viên trẻ, khen là chính.).
          Kết quả mong đợi: Đối với cháu: Các cháu rất hứng thú tham gia giờ học, các kỹ năng luyện tập đối với trẻ nhẹ nhàng thoải mái hơn, kiến thức, kỹ năng được nâng cao rõ rệt. Kết quả nhận thức trên trẻ đạt chất lượng hơn 94% trẻ thực hiện thành thạo kỹ năng vận động ở từng lứa tuổi. đặc biệt là các giờ học thể dục mang tính tổng hợp như Ném xa – chạy nhanh , Nhảy dang khép chân – tung bắt bóng ….trẻ thực hiện tốt các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng
          - Phụ huynh có sự thay đổi suy nghĩ về vấn đề giáo dục của giáo viên đối với trẻ.
          - Đối với giáo viên : 100% giáo viên đã nắm vững trình tự và phương pháp bộ môn dạy thể dục. Tập chính xác các động tác, hướng dẫn kỹ năng cho trẻ rõ ràng, biết chọn lựa cơ chủ đạo phù hợp với kỹ năng vận động, đặc biệt là biết khéo léo trong việc chọn lựa các hình thức tổ chức gây hấp dẫn trẻ tham gia tích cực vào giờ học tạo cho bộ môn thể dục không còn là một bộ môn cứng nhắc mà càng thích thú với môn học này. .
          - Từ việc thực hiện trên và kết quả đã đạt được :
          - Trong công tác giảng dạy, người giáo viên phải yêu nghề mến trẻ, luôn tìm tòi các biện pháp áp dụng phù hợp, mới để tạo hứng thú cho trẻ thực hiện các kỹ năng .
          -Tích cực học hỏi đồng nghiệp, sách báo …..
          – Cô giáo phải nghiên cứu kỹ nội dung cần cung cấp cho trẻ phù hợp và chính xác nhất là áp dụng các hình thức sáng tạo, nâng cao kiến thức cho trẻ vì trẻ rất thích cái mới ( tình tò mò ham hiểu biết )
          -  Các tiết học phải đựơc trang bị đầy đủ dung cụ thể dục, dụng cụ đẹp ,Sân bãi tập và đảm bảo tính an toàn
          -Cần chú trọng tuyên truyền công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non cho các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng
          - Việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục theo hướng đổi mới, sẽ giúp giáo viên linh hoạt và sáng tạo hơn ntrong việc xác định lựa chọn, tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, cũng như nghiên cứu lồng ghép các hình thức với nhau, tạo cho trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ phát triền một cách toàn diện.
          Sau đây là một số hình ảnh về giáo dục thể chất tại các lớp:

HOẠT ĐỘNG TẠI LỚP BẢN YÊN
1
LỚP BẢN LẠI 2
2
LỚP CHE PHAI
3
MÃU GIÁO NHỠ NA NGUA
4
IMG20201103081513 (1)
5
LỚP BẢN LẠI 1
 


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay44
  • Tháng hiện tại915
  • Tổng lượt truy cập236,009
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính