HOẠT VUI CHƠI CỦA TRẺ - LỚP MG BẢN LẠI

Thứ ba - 17/01/2023 08:34
HOẠT VUI CHƠI CỦA TRẺ - LỚP MG BẢN LẠI
Hoạt động vui chơi của trẻ chính là hoạt động chủ đạo. Trẻ không chỉ được chăm sóc nuôi dưỡng, được học tập, quan trọng nhất trẻ cần phải được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, và trò chơi dân gian là một trong những hoạt động mà trẻ rất ưa thích và phát triển toàn diện cho trẻ.
          Vui chơi giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức mà cô cần cung cấp. Chính vì vậy trong các hoạt động, cần lồng ghép tích hợp một số trò chơi một cách hợp lý để tạo sự hứng thú, giúp trẻ mạnh dạn giao lưu lẫn nhau, tạo cho trẻ tính nhanh nhẹn, hoạt bát, được hoà mình chơi với các bạn một cách hồn nhiên.
Có nhiều loại trò chơi dành cho trẻ, như: Trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi có luật, trò chơi dân gian, trò chơi đóng vai,… Mỗi loại trò chơi có những hình thức chơi khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích phát triển toàn diện cho trẻ về trí tuệ, kĩ năng. Khi nhắc đến các trò chơi cho trẻ, không thể không nhắc đến trò chơi dân gian, một loại hình trò chơi nhẹ nhàng mà gần gũi, dễ chơi, dễ nhớ mà lại có ý nghĩa đối với trẻ.
Là một giáo viên mầm non, người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi suy
nghĩ và làm thế nào để giúp trẻ tham gia tích cực vào trò chơi dân gian là vấn đề cần được quan tâm, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong giáo dục trẻ. Chính vì vậy việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian lồng ghép vào các hoạt động cho trẻ là cần thiết như hoạt động học, chơi ở các góc, chơi ngoài trời, trò chơi mới...trẻ rất hào hứng tích cực tham gia như trò chơi kéo co, luồn cổng dế, kéo cưa lừa sẻ, ném còn, chạy tiếp cờ.
Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Luồn luồn cổng dế” hay “kéo co”, không gian chơi phải rộng, thoáng mát, sạch sẽ, vì trò chơi này đòi hỏi số lượng trẻ tham gia chơi đông, nếu sân chơi chật, không bằng phẳng sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ.
Tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi đơn giản như: “Dung dăng dung dẻ”, “Chi chi chành chành”, khi trẻ đã mạnh dạn hơn, linh hoạt hơn, tôi đã tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi như: “Lộn cầu vồng, Kéo cưa lừa xẻ, Kéo co”,
Khám phá khoa học và Làm quen với văn học:  Đưa trò chơi dân gian vào để đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ, cung cấp cho trẻ kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi, qua đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ như lời đồng dao của trò chơi “ gánh gánh gồng gồng, gánh sông, gánh núi, gánh củi gánh cành’, đã giúp trẻ nhận biết được các địa danh như núi non, biển cả và biết yêu gia đình…
 Với hoạt động làm quen với toán: Qua trò chơi dân gian “Tập tầm vông, giúp trẻ góp phần phát triển biểu tượng số lượng.
Với hoạt động thể dục: Đưa trò chơi dân gian vào để rèn luyện thân thể cho trẻ, giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, tự tin và mạnh dạn hơn, trẻ có thể tinh mắt hơn và có sức bền, dẻo dai hơn khi vận động như chạy, nhảy… qua các trò chơi, Rồng rắn lên mây, Kéo co, Cướp cờ”….
 Qua những trò chơi dân gian đến nay đa số trẻ đã tham gia tích cực vào các hoạt động đặc biệt là tham gia vào các trò chơi dân gian, biết thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè, giữa trẻ và cô, thích chơi cùng bạn và biết được nhiệm vụ của mình và bạn trong khi chơi.
5
 7

Tác giả bài viết: Lò Thị Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay89
  • Tháng hiện tại663
  • Tổng lượt truy cập235,757
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính