Hoạt động chơi trò chơi dân gian của các bé lớp mẫu giáo ghép 3,4,5 tuổi Pá Khôm

Thứ năm - 26/12/2024 09:48
1
1
Như chúng ta đã biết vui chơi là một hoạt động luôn đi cùng và gắn bó với cuộc sống con người ngay từ thuở ấu thơ cho đến khi trưởng thành, qua chơi trẻ được phát triển chức năng tâm lý và hình thành nhân cách. Khi chơi cũng là dịp tốt để trẻ khám phá môi trường xung quanh qua đó kích thích tính tò mò, khả năng quan sát, năng lực phán đoán, trí tưởng tượng.
Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà nó còn chứa đựng văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo. Trò chơi dân gian không những nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn giúp trẻ hiểu tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước…Những trò chơi đơn giản, âm điệu vui tươi, sống động nhí nhảnh gần gũi với cuộc sống giúp trẻ thêm hào hứng học tập và sống hồn nhiên hơn. Mặt khác các trò chơi dân gian thường diễn ra ngoài trời sẽ đưa trẻ gần với thiên nhiên hơn, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, quan sát về môi trường tự nhiên hơn. Với trẻ lớp 3,4,5 tuổi Pá Khôm, khả năng chú ý của trẻ không đồng đều, vì thế khi tổ chức cho chơi tôi đã chọn những trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp như trò chơi: Lộn cầu vồng, kéo co, ném còn, dung dăng dung dẻ... phù hợp với trẻ mẫu giáo ghép. Các trò chơi mà tôi lựa chọn  giúp trẻ củng cố tư duy, phát triển ngôn ngữ, phát triển khả năng vận động ở trẻ, gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ, có sự tham gia của tập thể lớp. Đặc biệt hơn trò chơi dân gian thường gắn với các bài đồng dao (có vần, có điệu), khi tham gia chơi trẻ được ca hát, nhảy múa, đối đáp, chạy nhảy… Qua đó vốn từ của trẻ được phát triển phong phú, ngôn ngữ mạch lạc, phát triển thể chất. Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian được làm từ các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, dễ kiếm, đễ tìm nhưng cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào nội dung chơi của từng trò chơi. Ví dụ như khi tổ chức cho trẻ chơi ném còn tôi đã làm những quả còn từ vải vụn quận tròn vừa tầm tay với trẻ, với trò chơi chơi chuyền, tôi đã tôi làm 10 que chuyền và một đồ vật có dạng khối cầu như quả bóng, quả ổi non... Có thể nói trò chơi dân gian là một hoạt động có tác động mạnh mẽ đến trẻ em, nó là phương tiện giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ em.
Trò chơi dân gian là phương tiện phát triển ngôn ngữ, phát triển thể chất, trò chơi dân gian còn có ý nghĩa trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ, trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam còn góp phần hình thành nên nhân cách văn hoá mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
                                                                           
 
 
23

Tác giả bài viết: Lò Thị Nọi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay250
  • Tháng hiện tại251
  • Tổng lượt truy cập285,210
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính