HOẠT ĐỘNG GÓC

Thứ năm - 15/09/2022 14:55
1
1
        Trẻ học mà chơi, chơi mà học. Đối với trẻ mầm non thì vui chơi có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ, vui chơi ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành tính chủ định của các quá trình tâm lý ở trẻ. Vì thế cần tạo cho trẻ môi trường để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn.
         Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng cách thông qua giờ “Hoạt động chơi ở các góc”. Vì chơi ở các góc của trẻ không phải thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy lại mang tính chất rất thật. Cô cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Vì vậy đồ chơi ở các góc càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu.
          Học tập là nhiệm vụ vô cùng quan trọng với mỗi người. Vì vậy mà góc học tập cũng là nhân tố quan trọng phản ánh việc học của ta. Góc học tập của em như góc nhà thu nhỏ vậy. Nó là một chiếc bàn và một cái ghế đi kèm. Cái ghế như vị thần bảo hộ cho em một cách vững chãi mỗi khi ngồi vào bàn học. Trên bàn học, em không trang trí những hình ảnh hay tranh, báo. Em tối giản hết mực bàn học của mình. Sách vở của em gồm nhiều loại nên em phân chia chúng ra một cách khá cụ thể vì em sợ sách bị lẫn vào nhau. Em có đặt một cái đèn học màu xanh lá cây cho phù hợp với tông xanh của bàn. Trên bàn học là những ngăn tủ đựng sách và cũn có một ngăn riêng em đựng những món quà lưu niệm của mình. Bàn học luôn được em gìn giữ, em không thích góc học tập bị bẩn hay bị làm phiền vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của ta.
 
               Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ chơi ở góc từ các đồ dùng, đồ chơi tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện chơi ở góc không phải để cho trẻ chơi không, mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa nhu cầu đó dưới hình thức là hoạt động chơi ở các góc: Góc phân vai, góc xây dựng, góc học tập, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên,…Qua đó, trẻ được phát triển và mở rộng tính sáng tạo, độc đáo và sự tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh một cách tích cực, tự lực, tự nguyện và tự tin.
               Hoạt động chơi ở các góc có giá trị rất lớn và đã trở thành phương tiện để giáo dục trẻ phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, phát triển thể chất, phát 
246

Tác giả bài viết: Lò Thị Riêng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay75
  • Tháng hiện tại309
  • Tổng lượt truy cập235,403
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính