SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON LUÂN GIÓI

Thứ tư - 22/12/2021 09:25
Trường mầm non Luân giói là trường nằm trên địa bàn xã Luân giói của huyện điện Biên Đông. Là xã đặc biệt khó khăn gồm 18 lớp với 340 học sinh. Đội ngũ cán bộ quản lý năng động, nhiệt tình, luôn đổi mới sáng tạo trong cách quản lý, tận tâm với công việc, đội ngũ giáo viên luôn yêu nghề mến trẻ, nỗ lực phấn đấu học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON LUÂN GIÓI
             Trong nhiều năm trở lại đây, các cán bộ giáo viên nhà trường luôn thống nhất những quan điểm chăm sóc giáo dục trẻ sao cho kết quả đạt được ở trên trẻ ở mức tốt nhất, một trong số đó là: Muốn trò học tốt cần phải có người thầy giỏi, nắm vững chuyên môn, có kiến thức sâu rộng, nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ, để từ đó tổ chức tốt các họat động học tập cho trẻ, nhằm giúp cho trẻ có thể chủ động, tích cực tham gia hoạt động học tập. Chính vì thế, công tác nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là vấn đề cấp thiết mà Ban giám hiệu trường mầm non Luân giói luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao tới các tổ chuyên môn. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này, hiệu trưởng phải đẩy mạnh việc quản lý họat động chuyên môn trong nhà trường.
            Nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc, có chất lượng hoạt động sinh hoạt chuyên môn tổ, đảm bảo đủ ít nhất 2 lần trong tháng, mỗi lần sinh hoạt phải đảm bảo đúng lịch, mỗi tiết dạy phải đảm bảo chất lượng về nội dung truyền đạt, hình thức thực hiện sao cho trẻ hào hứng tham gia và đạt kết quả cao nhất ngoài ra trẻ phải được đảm bảo an toàn. Các đồng chí lãnh đạo phụ trách chuyên môn nhà trường luôn nhấn mạnh đến các giáo viên ở các tổ chuyên môn: Đây là hoạt động học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, kết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý tưởng và thực tế. Vì vậy, yêu cầu giáo viên chủ động tham gia vào tất cả các khâu từ chuẩn bị, thiết kế bài học, dạy thực nghiệm, dự giờ, chia sẻ ý kiến với đồng nghiệp. Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức từng bước trong quy trình kỹ lưỡng, có đánh giá, rút kinh nghiệm.
           Hoạt động này quả thực rất thiết thực, giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giảng dạy. Với họat động sinh hoạt chuyên môn, giáo viên được đóng góp xây dựng những kinh nghiệm qua việc giảng dạy của mình. Từ nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng của giáo viên đúc kết lại để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình giảng dạy,  cũng chính là bài học kinh nghiệm quý báu được nhân rộng ra cho toàn thể đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
            Trong 2 năm học gần đây, tổ chuyên môn và nhà trường đã đổi mới và áp dụng thực hiện sinh hoạt chuyên môn  theo nghiên cứu bài học. Song, việc tổ chức “Sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học” là một hình thức mới, để thực hiện được: “Sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học” giáo viên cần nắm chắc sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, cần tham gia tích cực vào sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, mạnh dạn và kiên trì áp dụng những điều đã học từ sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày. Cụ thể các bước sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học mà tổ chuyên môn của trường mầm non Luân giói đã áp dụng như:
            Chuẩn bị bài dạy
            Việc chuẩn bị bài dạy là nhiệm vụ chung của tất cả các thành viên trong tổ chuyên môn, cùng nhau thảo luận chi tiết về đề tài, mục tiêu bài học (dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình), thể loại bài học, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học, cách tổ chức dạy học phân hóa theo khả năng, tâm lý của trẻ, cách rèn kĩ năng, hướng dẫn trẻ vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng đã được rèn … để giải quyết tình huống thực tiễn..., đồng thời dự kiến những thuận lợi, khó khăn của trẻ khi tham gia các hoạt động học tập, các tình huống có thế xảy ra và cách xử lý.
             Tổ trưởng chuyên môn giao cho một giáo viên trong tổ lập kế hoạch bài học nghiên cứu. Sau đó, trao đổi với các thành viên trong tổ để bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh. Các thành viên khác có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc quan sát và thảo luận sau khi tiến hành bài học nghiên cứu.
           Tiến hành dạy và dự giờ
            Sau khi tổ chuyên môn cùng nhau hoàn chỉnh kế hoạch chi tiết của bài học nghiên cứu, một giáo viên sẽ dạy bài học nghiên cứu ở một lớp học cụ thể, các giáo viên còn lại trong nhóm tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học. Khi thực hiện dự giờ, các giáo viên trong các tổ chuyên môn rất tuân thủ các nguyên tắc dự giờ SHCM theo NCBH: Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ; không gây khó khăn cho giáo viên  đang dạy; khi dự giờ luôn tập trung vào quan sát việc học của trẻ, hành vi, thái độ, phản ứng của trẻ trong giờ học, cách làm việc nhóm trẻ, những khó khăn vướng mắc của trẻ gặp phải... Quan sát tất cả đối tượng trẻ, tránh không “bỏ rơi” việc quan sát trẻ nào…
           Áp dụng
           Sau khi bước 3 đã hoàn thành, các giáo viên trong tổ chuyên môn đều có ý thức chắt lọc kinh nghiệm chuyên môn riêng cho mình, tiếp tục suy nghĩ,  nghiên cứu, áp dụng vào các tiết dạy sau này của mình để phát triển trình độ chuyên môn của chính bản thân và có thể chia sẻ kinh nghiệm cho các đồng nghiệp
          Thông qua việc áp dụng, đổi mới “Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học” thì việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn trong nhà trường đã được nâng cao. Giáo viên được phân công dạy đã chủ động, sáng tạo, tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động, còn các giáo viên khác thì đổi mới về cách đánh giá giờ dạy, linh hoạt áp dụng vào giờ học tại lớp mình, chất lượng chuyên môn của giáo viên ngày càng nâng cao, chất lượng trẻ cũng được cải thiện hơn
          Sau đây là một số hình ảnh của hoạt động:
                   Hoạt động 1: LQVT: 
                   - 5T: Đếm nhận biết số lượng trong phạm vi 8, nhận biết số 8
                   - 4T: Đếm nhận biết số lượng trong phạm vi 3 và đếm theo khả năng. Nhận biết số 3
                   -3T: Đếm trên đối tượng trong phạm vi 3 và đếm theo khả năng
                   - giáo viên thực hiện: Hoàng Hải yến
                   - Đối tượng: lớp mẫu giáo ghép 3,4,5 tuổi
2
1
3

Hoạt động 2: LQVT:              
+ 5T: Tách, gộp nhóm có 8 đối tượng thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau, đếm và nói kết quả
+4T: Tách, gộp nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm, đếm và nói kết quả
+ 3T: Tách, gộp nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm và đếm 

                   - giáo viên thực hiện: Lò Thị Diện
                   - Đối tượng: lớp mẫu giáo ghép 3,4,5 tuổi

4
3
4B
4
5
5
6
6
7
7

Tác giả bài viết: Trường Mầm non luân giói

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay74
  • Tháng hiện tại308
  • Tổng lượt truy cập235,402
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính