CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG VỚI CÁN BỘ GIÁO VIÊN, PHỤ HUYNH HỌC SINH VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO TRẺ MN.

Thứ sáu - 01/12/2023 08:44
H13
H13
Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Ở nước ta, mỗi năm tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, bình quân mỗi ngày trên cả nước xảy ra gần 40 vụ tai nạn giao thông làm chết khoảng 30 người, gây thiệt hại về vật chất hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể đến các chi phí cho những người tàn tật và mất khả năng lao động. Mỗi chúng ta hãy nâng cao trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông. Mỗi thành viên liên quan đều cần ý thức về trách nhiệm của mình trong giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non và thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm.
Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đối với các bé chủ yếu là do cha mẹ hoặc người lớn uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, ở các thành phố lớn và vào cua quá nhanh không còi đèn ở tại vùng quê như chúng ta, không chấp hành - thậm chí chống người thi hành công vụ, không ít các trường hợp xảy ra thật đáng tiếc lại chính từ sự bất cẩn của người lớn như cho trẻ ngồi không đúng tư thế, không đội mũ bảo hiểm cho trẻ, đèo trẻ không có đai an toàn hoặc để xe máy nổ chỉ có một mình trẻ ngồi trên xe, cho trẻ nhỏ một mình sang đường không có người hướng dẫn...hoặc cho trẻ em tự đi học và tự về cùng các anh chị không đảm bảo an toàn cho các cháu.
Để đảm bảo an toàn giao thông cho con em mình khi đi đến trường cũng như khi tham gia giao thông, các bậc phụ huynh cần phối hợp cùng nhà trường trong việc giáo dục các em thực hiện an toàn giao thông tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra:
* Các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông
Gia đình và cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia GT và giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non. Cần ngăn chặn tình trạng trẻ em phải gánh chịu hệ lụy tai nạn giao thông do nhận thức chưa đầy đủ hay do những sơ suất, bất cẩn của người lớn.
Cha mẹ/người chăm sóc trẻ, người dân tham gia giao thông  là tấm gương trong việc chấp hành các quy định khi tham gia giao thông. Cha mẹ hướng dẫn trẻ các kỹ năng cơ bản khi tham gia giao thông và tạo điều kiện để trẻ thực hành trong cuộc sống
Cộng đồng tạo môi trường giao thông trật tự an toàn, văn minh, thân thiện, từng bước xây dựng thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật, xóa bỏ những thói quen tùy tiện dẫn tới vi phạm quy tắc giao thông, hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông.
 Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
 Khi tham gia giao thông không được uống rượu bia hoặc sử dụng đồ uống có cồn, không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lánh đánh võng.
Không đi quá nhanh khi đi vào các cua mà phải giảm tốc độ sử dụng còi để phương tiện khác chủ động tránh.
 Tuyệt đối tuân thủ luật lệ khi tham gia giao thông. Khi gặp đèn giao thông phải thực hiện đúng luật, đèn xanh báo hiệu được đi, đèn vàng báo hiệu đi chậm và đèn đỏ báo hiệu phải dừng lại, không được đi đường ngược chiều, vượt dải phân cách, đi đúng theo vạch chỉ dẫn.
 Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn. Khi đi xe máy không để trẻ ngồi một mình nếu không có đai an toàn.
 Không cho trẻ dưới 7 tuổi sang đường nếu không có người lớn đi cùng.
 Khi điều khiển xe máy chỉ được phép chở tối đa 02 người trong đó có một người là trẻ em dưới 7 tuổi.
 Không để trẻ đi ra đường một mình hoặc chơi một mình, chơi cạnh ao hồ sông suối kênh mương. Đặc biệt là các khe suối nhỏ tại các thôn bản.
 Khi cho trẻ ngồi trên xe ô tô  hoặc tàu hỏa, máy bay không cho trẻ mở cửa sổ thò đầu ra ngoài.
          * Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau khi đưa trẻ tới trường mầm non:
 Bố, mẹ đưa con đến trường bằng xe máy: Phải thực hiện đúng luật giao thông dành cho người đi xe máy: Người điều khiển xe và người ngồi sau xe phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Bố, mẹ nên trang bị cho mình và cho con mình loại mũ bảo hiểm đạt chuẩn để đảm bảo an toàn tính mạng cho mình và con em mình nếu có sự cố xảy ra. Khi đưa trẻ tới trường cần để xe vào nơi quy định hoặc theo hướng dẫn của bảo vệ rồi mới đưa con vào lớp (Không để xe linh tinh, giữa sân trường.)
 Hiện tại trường mầm non Luân Giói có các biển tuyên truyền tại cổng trường, có nơi để xe cho phụ huynh trước khi đưa con vào lớp. Phụ huynh phải đưa con em đến lớp và đón các con về không được tự đi và đến không đảm bảo an toàn cho các cháu.
 Xây dựng góc tuyên truyền về an toàn giao thông để phụ huynh và trẻ được tìm hiểu kỹ hơn.
 Giáo viên đã xây dựng các hoạt động rèn kỹ năng hướng dẫn trẻ đội mũ bảo hiểm, ngồi đúng tư thế khi tham gia giao thông. Cũng như kỹ năng ghi nhớ các tín hiệu đèn giao thông, biển báo mà trẻ thường gặp.
Không để trẻ em dưới 10 tuổi đưa đón em  
Không cho trẻ ngồi một mình đằng sau xe nếu không có đai an toàn
Không để trẻ ngồi trên xe một mình.
Trước khi cho trẻ xuống xe cần tắt máy, rút chìa khóa ra khỏi xe.
Trên đây là một số giải pháp về việc đảm bảo an toàn giao thông cho trẻ em. Rất mong toàn thể các bậc phụ huynh và nhân dân thực hiện tốt để đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người nhất là đối với trẻ em.
 H13

Tác giả bài viết: Hoàng Hải Yến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay274
  • Tháng hiện tại1,750
  • Tổng lượt truy cập236,844
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính