Hoạt động góc Lớp 4-5 tuổi pá khôm

Thứ năm - 13/01/2022 14:18
Hoạt động góc Lớp 4-5 tuổi pá khôm
Tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo và tạo ra các tình huống giáo dục là yếu tố quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Với trẻ em, chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và sự giao tiếp của trẻ. Thông qua trò chơi giúp trẻ hình thành và phát triển cấu trúc tâm lý trong nhân cách của trẻ. Hoạt động chơi gây ra những biến đổi về chất có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo và chơi là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo. Và để giúp trẻ lớp mình phát triển tốt, tôi luôn linh động, sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học qua hoạt động góc
       Các bé chơi chủ yếu là do nhu cầu và khả năng của bé, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của bé chưa đủ để làm người lớn, do đó các bé lớp mẫu giáo ghép 4,5 tuổi Pá Khôm sẽ giải tỏa nhu cầu đó dưới hình thức là hoạt động góc. Tại lớp các bé được tham gia vào các góc chơi như: Góc phân vai, góc học tập, góc xây dựng, góc tạo hình, góc thiên nhiên, góc âm nhạc. Nhờ hoạt động góc, các bé được tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình, chúng sẽ tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như cô giáo, bác sĩ, chú công nhân, cô bán hàng… Với vai trò đó, các bạn nhỏ đã tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng vui chơi của trẻ không phải thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy lại mang tính chất rất thật. Với góc xây dựng, trẻ sẽ vào vai chú công nhân, những việc làm của trẻ thể hiện rất cần cù, cặm cụi làm công việc của người công nhân. Đồng thời, trẻ biết hợp tác với nhau để thực hiện một công việc được giao. Ở góc phân vai, trẻ sẽ đóng vai bác sĩ thể hiện mình là một vị bác sĩ tốt, hết lòng chăm sóc bệnh nhân của mình. Nhưng hoạt động của trẻ không nhằm đến mục đích cuối cùng là chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân mà chỉ để thỏa mãn nhu cầu khi trẻ được tham gia vào xã hội của người .  Ở góc học tập, trẻ sẽ tái tạo lại những gì đã được cô dạy trên tiết học nhằm tạo cho trẻ sự ghi nhớ vững bền hơn. Từ đó, tư duy trừu tượng của trẻ được phát triển kèm theo tư duy logic và tư duy ngôn ngữ cũng phát triển.  Góc thiên nhiên, trẻ được cùng cô và các bạn lao động như nhặt lá rụng, nhổ cỏ cho vườn hoa…
Như vậy, giờ hoạt động góc được phát triển, mở rộng theo sự phong phú và mở rộng các mối quan hệ của trẻ với môi trường xung quanh, phản ánh sự sáng tạo, độc đáo, sự tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh một cách tích cực, tự lực, tự nguyện và tự tin. Trẻ rất thích hoạt động góc tại lớp, hoạt động góc giúp trẻ hiểu và hợp tác với nhau hơn. Từ đó, trẻ dễ dàng mô phỏng lại xã hội của người lớn. Hơn nữa, hoạt động này còn có giá trị lớn và đã trở thành phương tiện để giáo dục trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Đồng thời, là phương tiện không thể thiếu nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện .
z3103016186389 80d2f4ea7f8f0419b730c5298992b4e3
z3103016149802 13ac0df35d5982aab378cb47a252fb36

Tác giả bài viết: Lò Thị Nọi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay52
  • Tháng hiện tại1,528
  • Tổng lượt truy cập236,622
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính