BÀI TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở TRẺ EM

Thứ sáu - 13/01/2023 08:59
Tai nạn thương tích thường hay xảy ra ở trẻ nhỏ như bỏng, đuối nước, tai nạn giao thông, ngã và điện giật,... bởi trẻ nhỏ thường vô ý hay ý thức còn thấp. Trong đó, bỏng ở trẻ nhỏ thường là do sự vô ý của người lớn và 80% tai nạn bỏng ở trẻ nhỏ được người lớn xử lý ban đầu sai cách như: đắp bùn non, bôi nước mắm, bôi giấm, kem đánh răng,... dẫn đến nhiễm trùng, điều trị tốn kém và để lại di chứng nặng nề mà trẻ phải gánh chịu.Trong đó nguyên nhân hàng đầu gây bỏng ở trẻ nhỏ là nước sôi. Mặc dù tỷ suất tử vong do bỏng là thấp, nhưng những thương tổn về mặt thực thể (sẹo, giảm chức năng vận động,...), tâm lý và xã hội do chấn thương bỏng lên bản thân trẻ bị bỏng và gia đình của trẻ không phải là nhỏ. Hơn nữa, gánh nặng về tài chính cho việc chữa chạy chấn thương do bỏng cũng khá lớn.
1
1
Y khoa chia bỏng làm 3 cấp độ khác nhau: 
          + Cấp độ 1: Bỏng nhẹ, cụ thể như đi phơi nắng ngoài bãi biển, da bị đỏ lên và hơi rát. 
          + Cấp độ 2: Bỏng vừa, như trường hợp sơ ý chạm phải một vật nóng đỏ, da bị phồng lên, có nước. 
          + Cấp độ 3: Bỏng nặng, thường xảy ra trong trường hợp tiếp xúc với hơi nóng quá lâu như cháy nhà, bỏng vì các axit hay hóa chất, hoặc bỏng điện,... Ở mức độ này, vết bỏng có màu trắng hoặc màu ngà, thường không còn cảm giác đau đớn nữa vì các tế bào thần kinh cảm giác nơi đó đã bị hủy hoại hết.
          * Cách phòng tránh:
          Nếu gặp phải bỏng ở trẻ nhỏ, điều trước tiên người chăm sóc phải làm là chặn đứng nguyên nhân gây ra bỏng càng sớm càng tốt. Sau đó nhanh chóng làm nguội vết thương bằng cách ngâm vết thương với thật nhiều nước lạnh, thậm chí ngâm cả người vào chậu nước từ 15 đến 25 phút hoặc cho đến khi cảm thấy hết đau. Việc rửa nước lạnh có công dụng làm vết bỏng không lan rộng, đồng thời làm vết bỏng nhỏ hơn và ít đau đớn hơn. Lưu ý, ngâm nước lạnh trước, cởi y phục sau; trường hợp y phục bị dính chặt vào vết thương, đừng tự cố gỡ mà phải nhờ đến bác sĩ.
          Một số người thường nghĩ, những chất như bơ, kem đánh răng, giấm, nước mắm,... có thể làm dịu vết bỏng nhưng điều đó không đúng bởi nó dễ làm vết bỏng nhiễm trùng. Phương pháp tốt nhất, đơn giản nhất và ít tốn kém nhất là ngâm vết thương vào nước lạnh cho đến hết đau rát do nóng; sau đó giữ vết bỏng sạch sẽ, đừng động chạm gì trong vòng 24 giờ. Nếu bỏng nhẹ (độ 1,2) thường được chăm sóc tại nhà. Trường hợp bỏng nặng (độ 3), mức độ tổn thương sâu cần đến ngay cơ sở y tế. Thường vết phồng sẽ xuất hiện từ 1 - 2 hôm sau khi bị bỏng. Trường hợp vết bỏng nằm ở những chỗ dễ đụng chạm, có thể dùng một băng vải đắp lên chỉ với mục đích tránh sự đụng chạm làm đau đớn. Sau 24 giờ, bạn có thể rửa vết bỏng với xà phòng và nước lạnh hoặc dung dịch thuốc Betadine ngày một lần, lau hoặc quạt cho khô sau khi rửa, sau đó bôi kem kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. 
          II. PHÒNG NGỪA TAI NẠN NGÃ Ở TRẺ EM
          Tai nạn do ngã thường xảy ra khi do sơ ý bị rơi từ trên cao xuống hay cùng trên một mặt phẳng và thường hay gặp nhất ở trẻ mầm non. Tai nạn do ngã thường gây nên những vết thương sưng, bầm tím, trợt da tại chỗ, trật khớp, gãy xương, chấn thương ngực, chấn thương bụng đến chấn thương sọ não hoặc chấn thương nhiều cơ quan có thể dẫn đến tử vong. Có nhiều trường hợp sau ngã nạn nhân đã được điều trị nhưng cũng có thể để lại di chứng, thương tật và tinh thần vẫn bị ảnh hưởng
          * Nguyên nhân :
          - Ngã do sự bất cẩn của người lớn: Không trông coi trẻ đúng cách khiến trẻ ngã từ xe đẩy, trên võng, trên giường hoặc trên cao xuống, do tuột khỏi tay người lớn.
          - Trèo hoặc đứng trên ghế hoặc đồ vật kê không vững.
          - Trượt té khi đi hoặc chạy giỡn ở những nơi ẩm ướt, trơn như nhà tắm, sàn nước, sàn nhà mới lau hoặc bị đổ nước, sân chơi.
          - Chạy nhảy, nô đùa, xô đẩy nhau ngã, thường gặp ở nhà, ở trường học, trên đường đi học, đi chơi.
          - Trèo cây, trèo tường, trèo cột điện, cầu thang, ban công.
          * Cách phòng tránh:
         
Ngã ở trẻ em phần lớn là do sự vô ý hoặc bất cẩn của người lớn hoặc do tính tò mò, hiếu động nghịch ngợm, chưa nhận thức được hết những nguy cơ xảy ra tai nạn của trẻ. Do vậy, để phòng ngừa ngã ở trẻ em cũng như những hậu quả nghiêm trọng do ngã gây ra, người lớn và những người chăm sóc trẻ nên thực hiện những điều sau đây:
          - Đối với trẻ nhỏ, phải luôn có người lớn chăm sóc bên cạnh khi ăn, ngủ, chơi.
          - Sử dụng “cũi”, đặc biệt có tác dụng với trẻ nhỏ trong trường hợp không thể trông trẻ được.
          - Có rào hoặc thanh bảo vệ ở những nơi như cầu thang, cửa sổ, ban công với độ cao tối thiểu 75 cm, chấn song dọc, khoảng cách giữa các song không vượt quá 15 cm.
          - Đảm bảo bậc thềm, cầu thang đủ ánh sáng, dễ đi.
          - Dạy trẻ không xô đẩy nhau, không leo trèo, ví dụ như leo lên cây cao hái trái, leo cột điện để lấy diều, leo mái nhà, giáo dục cho trẻ biết các nguy cơ và hậu quả có thể xảy ra khi ngã, kỹ năng phòng tránh khi đi vào những nơi dễ ngã như cầu thang, nhà tắm, nơi trơn trượt, giáo dục trẻ tránh các trò chơi nguy hiểm như nhảy từ trên cao, thả diều trên sân thượng, lòng đường.
          - Hướng dẫn kiến thức về xử trí sơ cứu và phòng ngừa các tai nạn thường gặp cho người chăm sóc trẻ.
          *Những điều không nên làm:
         
- Không cho trẻ biết lật, bò, đi ngồi hoặc nằm trên võng, giường lúc không có người lớn bên cạnh.
          - Không cho trẻ đứng trên ghế, vật dụng không vững.
          - Không để sàn nhà ẩm ướt, trơn trượt.
          - Không để đồ vật của trẻ ngoài tầm với.
          - Không thực hiện các động tác dễ gây ngã cho trẻ nhỏ như xốc ngược, tung trẻ.
          - Không để trẻ dưới 10 tuổi trông trẻ dưới 3 tuổi.
          Tóm lại, ngã là một tai nạn sinh hoạt thường gặp nhất ở trẻ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe và tính mạng của trẻ bị nạn. Các biện pháp phòng ngừa được nêu ra ở trên rất đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên để thực hiện tốt việc phòng ngừa thì điều tiên quyết là mỗi cá nhân và gia đình phải luôn cảnh giác, cẩn trọng, nhận thức các nguy cơ có thể gây ra tai nạn và luôn có ý thức thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho chính gia đình thân yêu của mình để những tai nạn thương tâm không còn xảy ra nữa.
          II. PHÒNG NGỪA TAI NẠN TỪ CÁC VẬT SẮC NHỌN
          Nguyên nhân:
          - Vô tình dẫm, chạm phải các vật sắc nhọn như đinh, mảnh thủy tinh, mảnh sành, kéo, dao...
          - Chơi các đồ chơi sắc nhọn vừa tầm với của trẻ.
          * Cách phát hiện:
          Thương tích do các vật sắc nhọn gây ra thường là vết thương  phần mềm không kèm theo hiện tượng gẫy xương. Vết thương nhẹ có thể chỉ đứt tay chân, chảy máu; nặng có thể gây thủng các cơ quan nội tạng như tim, phổi, gan, lách, ruột...Nếu không kịp thời xử trí tại chỗ vết thương sẽ bị nhiễm trùng, bị uốn ván và có thể sẽ dẫn đến tử vong.
          * Cách xử trí:
          - Người sơ cứu phải rửa tay thật sach bằng xà phòng.
          - Rửa vết thương bằng nước sạch, tốt nhất là nước ấm có pha xà phòng.
          - Rửa sạch các thứ bẩn trong vết thương.
          - Không rắc các loại thuốc bột, thuốc mỡ hoặc các loại lá lên vết thương.
          - Đối với trẻ bị thượng nhẹ, sau khi sơ cứu có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế để xử trí vết thương và tiêm phòng uốn ván.
          - Đối với trẻ bị thương nặng, chảy máu nhiều khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiến hành cấp cứu, nếu chậm sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
          * Cách phòng tránh:
          - Không cho trẻ sử dụng các đồ chơi sắc nhọn có thể gây tai nạn cho trẻ khi chơi.
          - Không cho trẻ nhỏ sử dụng dao, kéo để gọt hoa quả, cắt giấy...để tránh đứt tay hoặc vô tình đâm, chạm phải người khác.
          - Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp trẻ dùng các vật sắc nhọn, có thể dấn đến thương tích.
          - Các loại dao, kéo...phải để xa tầm với của trẻ.
          - Thường xuyên quét dọn nhà cửa, lớp học, sân trường, thu gom rác. Không để vương vãi các vật sắc nhọn ở nền nhà, lớp, học, sân, vườn.
         Sau đây là một số hình ảnh của hoạt động: 
2
1
3

 

Nguồn tin: Trường mầm non luân giói

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay83
  • Tháng hiện tại4,308
  • Tổng lượt truy cập234,914
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính