Bé vui đón xuân- Trường Mầm non Luân Giói

Thứ sáu - 13/01/2023 08:40
Mỗi năm, cứ đến cận kề ngày Tết cổ truyền của dân tộc thì người người, nhà nhà đều nô nức sắm sửa chuẩn bị đón tết và không quên gói những chiếc bánh chưng chứa đựng hương vị đầm ấm, sum vầy. Có thể nói nếu thiếu hương vị bánh chưng thì ngày Tết cũng mất đi một phần giá trị truyền thống của nó.
Bé vui đón xuân- Trường Mầm non Luân Giói
Bánh chưng gù của người Thái được gói giống hình một ngọn núi. Phần lưng lồi lên và được bao quanh bởi các đường lạt chạy ngang thân bánh. Bánh nào có phần gù càng cao, cân đối thì càng đẹp và càng thể hiện được sự khéo léo của người phụ nữ. Chiếc bánh đẹp nhất sẽ được chọn để thờ cúng tổ tiên.
          Cũng theo quan niệm của người Thái xưa, tài khéo léo khi gói bánh chưng còn là thước đo để chọn được nàng dâu đảm trong nhà. Người con dâu nấu bánh chưng ngon, dền bánh, thơm vị đỗ chắc chắn sẽ đem lại nhiều may mắn, no đủ và một vụ mùa thắng lợi cho gia đình trong năm mới.
          Để gói bánh chưng, đầu tiên phải chuẩn bị gạo nếp, lá dong, đỗ xanh và thịt lợn. Gạo để gói bánh chưng phải là gạo nếp tan nó mới mềm và thơm. Lá dong thì phải lựa chọn lá to nó mới gấp được khi gói bánh chưng gù. Thịt lợn thì chọn thịt lợn ba chỉ mang về rửa sạch rồi thái từng miếng dài, sau đó đập thêm một ít củ hành khô và cho hạt tiêu vào để ướp cho nó thơm và ngon. Đỗ xanh thì phải được tách vỏ ngâm qua đêm sau đó mới đồ chín rồi giã nát ra đó mới bắt đầu gói”.
          Sau khi gói xong bánh sẽ được xếp vào nồi, lá bánh còn thừa bà con sẽ dùng để lót đáy nồi vừa cho thêm hương và giữ nhiệt khi đun. Bánh chưng được luộc bằng củi sẽ thơm ngon và nhừ hơn. Dù là bánh ống, hay bánh gù, khâu luộc bánh vẫn phải đảm bảo từ 7 đến 8 tiếng, cho đến khi bánh chín, dậy mùi thơm. Khoảng thời gian này cũng là thời điểm đặc biệt để các thành viên trong nhà quây quần tâm sự về những điều làm được và mong muốn trong năm sau.
          Trước khi bắt tay vào làm, các bé được cô giáo kể cho nghe câu chuyện "Sự tích bánh chưng" và hướng dẫn đầy đủ các bước làm. Bé nào cũng được tự tay gói chiếc bánh chưng của mình. Các bé tỏ ra rất thích thú và hào hứng khi được học hỏi thêm về phong tục Tết cổ truyền của dân tộc, tự tay làm một món ăn truyền thống đặc trưng của ngày Tết.
          Bé nào cũng hồ hởi, thích thú khi được các cô giáo giới thiệu nguyên liệu và hướng dẫn các con từng thao tác làm bánh. Bé nào cũng được tự tay gói chiếc bánh của mình nên đều rất hào hứng
          Những sản phẩm làm ra tuy chưa hoàn hảo nhưng chứa đựng sự cố gắng rất lớn của các bé. Mỗi chiếc bánh sau khi luộc xong sẽ được gửi lại để học sinh mang về nhà, khoe “thành tích” với bố mẹ, ông bà. Sau hoạt động này, khi được hỏi về nguyên liệu để gói bánh chưng, bạn nhỏ nào cũng có thể trả lời vanh vách, nào là gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong...
          Hình ảnh bánh chưng làm cho chúng ta luôn nhớ về những gì thân thương nhất, gần gũi nhất, đầm ấm nhất. Và đó là những gì mà các cô giáo Trường Mầm Luân Giói muốn mang lại cho các con: Một ngôi trường gần gũi, thân thương, đầm ấm và ngập tràn tiếng cười.
          Sau đây là một số hình ảnh của hoạt động
1
1
2
2
3
3
5
4
6
5
7
6
8
7
9
8
10
9
11
10
12
12
z4035169413533 afe0a4e3d49e4ace4cc68c2839df81eb
13
z4035169416527 b841380ee6829186d7d0f820bbc497ee


 

Nguồn tin: Trường mầm non luân giói

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay55
  • Tháng hiện tại4,280
  • Tổng lượt truy cập234,886
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính