Trò chơi vận động cho trẻ ở trường mầm non

Thứ hai - 26/02/2024 03:36
Trò chơi vận động cho trẻ ở trường mầm non
Trò chơi vận động là một loại trò chơi cần thiết và thiết yếu để phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nên rất cần được phát triển. Trò chơi vận động thường dễ chơi, dễ hoà nhập, bất cứ nơi đâu như: trong lớp, ngoài sân, lễ hội…đều có thể tổ chức trò chơi vận động cho trẻ. Vì vậy trò chơi vận động là phương tiện của giáo dục thể chất, là hoạt động có ý thức, nhằm đạt được kết quả, những mục đích có điều kiện đã đặt ra. Do vậy giúp trẻ phát triển là 1 trong những nhiệm vụ quan trọng của người GV mầm non, bên cạnh đó ta thấy rằng trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm cho trẻ sảng khoái, tinh thần vui vẻ, trẻ trở lên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn. Việc tổ chức trò chơi vận động là một việc cần thiết có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Đối với trẻ mầm non trò chơi vận động có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển thể lực của trẻ. Trò chơi vận động thu hút nhiều trẻ tham gia chơi và hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ. Qua trò chơi vận động sẽ rèn luyện tố chất, phát triển thể lực cũng như phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ và tư duy cho trẻ.
Trò chơi vận động là hình thức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực, vừa là phương tiện để giáo dục trẻ 1 cách toàn diện và thu hút nhiều trẻ tham gia chơi và hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ, ngoài ra trò chơi vận động còn tạo điều kiện để rèn luyện tố chất và phát triển thể lực góp phần nâng cao nhận thức, phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng. Nội dung của trò chơi vận động phong phú và phản ánh những hiện tượng đơn giản của cuộc sống tự nhiên, xã hội diễn ra hàng ngày rất gần gũi với cuộc sống của trẻ. Khi tham gia các trò chơi vận động, trẻ được chơi trong môi trường tập thể. Trò chơi vận động có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển thể lực của trẻ.
Qua các trò chơi vận động sẽ giúp trẻ tự tin hơn, hoạt bát, hòa đồng với các bạn. Từ đó phát triển ở trẻ kỹ năng chơi, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng trải nghiệm trong các trò chơi.
Trẻ tham gia trò chơi vận động sẽ giúp trẻ tiêu hao năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng rất tốt hơn. Trẻ sẽ ăn ngoan, ngủ ngon và sâu giấc. Từ đó giúp tinh thần trẻ thoải mái, trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát và có cơ thể luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng. Các trò chơi vận động thường có sự tham gia chơi của nhiều trẻ. Khi trẻ chơi cùng các bạn sẽ giúp trẻ biết chia sẻ, biết thấu hiểu, có tinh thần đoàn kết, rèn luyện ý chí, sự quyết tâm, sự tự tin, tính kiên trì và nhẫn nại, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể.
Đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ đạo, “Trẻ học mà chơi, chơi mà học”. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa.
Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy, trò chơi vận động có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Trò chơi vận động thường dễ chơi, dễ hoà nhập và có thể tổ chức ở bất cứ nơi đâu cho trẻ như: trong lớp, ngoài sân, lễ hội… Vì vậy trò chơi vận động là phương tiện của giáo dục thể chất, là hoạt động có ý thức, nhằm đạt được kết quả, những mục đích đã đặt ra.
Ngoài ra, trò chơi vận động còn tạo điều kiện để rèn luyện tố chất và phát triển thể lực góp phần nâng cao nhận thức, phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực trong mọi hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh và qua các trải nghiệm trong vận động, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng, nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi mặt.
Bên cạnh đó, ta thấy rằng trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm cho trẻ sảng khoái, tinh thần vui vẻ, trẻ trở lên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn. Việc tổ chức trò chơi vận động là một việc cần thiết có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nội dung của trò chơi vận động phong phú và phản ánh những hiện tượng đơn giản của cuộc sống diễn ra hàng ngày rất gần gũi với trẻ.
Đa số các trò chơi vận động dùng cho trẻ mầm non là những trò chơi mang tính chủ đề, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, khả năng tư duy và tưởng tượng của trẻ.,…Để đạt được mục đích của trò chơi cần chú ý lựa chọn trò chơi có vận động phù hợp với mức độ thể lực và kĩ năng vận động của trẻ.
Thời gian chơi trò chơi vận động có thể từ 10-15 phút và lặp lại 4-5 lần có tính đến lứa tuổi, sức khỏe, tính chất của nhiệm vụ vận động và tâm trạng của trẻ. Các trò chơi vận động có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi trẻ hiểu và chơi được. Sau đó thay đổi hoặc nâng cao yêu cầu của trò chơi như: thay đổi điều kiện tổ chức, đưa thêm những đồ chơi mới, bổ sung nhiệm vụ mới, tăng khoảng cách và thời gian đi chạy phù hợp với khả năng của trẻ.
           Các trò chơi rèn luyện vận động đi, chạy, bật nhảy như trò chơi: Trời nắng trời mưa, bóng tròn to, bong bóng xà phòng, con rùa, đuổi bắt bóng, bắt chước tạo dáng, qua đường,nhảy lò cò, thỏ nhảy, chim bay về tổ, mèo đuổi chuột, cáo và thỏ…..
Qua những trò chơi vận động không chỉ giúp cho trẻ rèn luyện được sức khỏe cho bản thân mà thông qua đó còn giúp các bé học tập và vui chơi hiệu quả, trẻ sẽ có được tinh thần thỏa mái, vui tươi hơn. Từ đó, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm, kỹ năng xã hội và thấm mỹ cho trẻ.
h7h5h4

Tác giả bài viết: Hoàng Hải Yến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay60
  • Tháng hiện tại4,305
  • Tổng lượt truy cập234,911
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính