TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG, BÉO PHÌ

Thứ hai - 26/02/2024 15:45
h3
h3
Phòng chống suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì cho trẻ mầm non đã và đang là vấn đề được mỗi gia đình và cả xã hội quan tâm, bởi dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Đặc biệt với trẻ em dinh dưỡng là quá trình hình thành nhân cách đầu tiên của con người về cả 5 mặt: Nhận thức, thể chất, tình cảm xã hội, ngôn ngữ, thẩm mỹ. Dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Nhưng với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay, xu hướng trẻ bị suy dinh dưỡng ở nông thôn và thừa cân, béo phì ở thành thị ngày càng gia tăng do sự “đầu tư” không phù hợp về dinh dưỡng của một số gia đình và cả cơ sở giáo dục, nuôi dưỡng trẻ. Vậy, dinh dưỡng thế nào là đúng và đủ đối với trẻ để không bị suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì? Chúng ta hãy cùng tham khảo nội dung về “phòng chống suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì cho trẻ mầm non” sau nhé:
  Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và proteincũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể PT. SDD làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chât, tinh thần và vận động của trẻ.
SDD là điều kiện thuận lợi để các bệnh này xẩy ra và kéo dài, mắc bệnh làm cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng, vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn.
Trẻ bị SDD thường bị chậm chạp, lờ đờ, vì vậy giao tiếp xã hội thường kém, 
kéo theo giảm khả năng tiếp thu trong học tâp, giảm khả năng tiếp thu trong học tập.
            Như vậy cách phòng chống trẻ bị suy dinh dưỡng cần xây dựng thưc đơn hợp lý, đối với những nơi trẻ SDD nhiều tăng chất béo tối đa theo nhu cầu khuyến nghị. Theo dõi trẻ qua chấm biểu đồ tăng trưởng hàng tháng. Bữa ăn phải cân đối giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao: Một khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống và làm việc, vui chơi giải trí. Nếu ăn nhiều mà không hoạt động dẫn đến thừa năng lượng thì sẽ gây béo phì, nếu để trẻ đói, ăn không đủ chất, đủ lượng , trẻ sẽ mệt mỏi, kém hoạt động và dẫn đến bị suy dinh dưỡng. Bữa ăn phải điều độ theo yêu cầu dinh dưỡng: Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung, luân phiên thay đổi món ăn giúp trẻ ngon miệng, chǎm sóc về tâm lý, tình cảm và chǎm sóc về vệ sinh vấn đề chủ quan của phần đông người lớn. Dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh.
  Thừa cân béo phì là tình trạng cân nặng vượt quá quy định, tích lũy mỡ thái quá không bình thường một cách cục bộ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Chứng thừa cân, béo phì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ khi trưởng thành. Những trẻ béo sẽ ngừng tăng trưởng sớm. Trước dậy thì, chúng thường cao hơn so với tuổi nhưng khi dậy thì, chiều cao ngừng phát triển và trẻ có xu hướng thấp hơn so với bạn bè. Ngoài ra, chứng béo phì cũng làm tăng nguy cơ bệnh tật (tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, sỏi mật, viêm khớp...) và tử vong. Mắc các bệnh về da, do cọ xát giữa quần áo với da khi vận động. Mắc các bệnh về hô hấp; về tim mạch; đường tiêu hóa; về nội tiết và chuyển hóa. Hậu quả về kinh tế xã hội của béo phì, gây ảnh hưởng đến tâm lý ở trẻ em.
Để dự phòng thừa cân và béo phì, cần chăm sóc tốt cho trẻ về:
* Chế độ ăn hợp lý
* Chương trình sữa học đường
* Chương trình bữa ăn học đường: Ở trường cần lưu ý xây dựng thực đơn hợp lý.
* Tập cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ.
* Tăng cường hoạt động thể lực
* Theo dõi tăng trưởng
* Tuyên tuyền, tư vấn cho phụ huynh học sinh
Cha mẹ cần phối hợp với nhà trường để phát hiện sớm suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì để xử trí kịp thời. 
Chế biến thức ăn: Hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho. Nên nhai kỹ và ăn chậm, ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói, trẻ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích luỹ nhanh hơn.
Nên ăn nhiều vào bữa sáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối. Nên ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt. Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ. 
Hạn chế tối đa cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga, cho trẻ ăn ít các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường. Không nên dự trự sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng như: Bơ, pho mát, bánh, kẹo, chocoat, kem, nước ngọt trong nhà. Không nên cho trẻ ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ. 
Các bậc cha mẹ cần quan tâm ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp trẻ năng động. Chú trọng những sở thích của trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng gần gũi với cuộc sống như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang… Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà: Lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưng bê đồ đạc… Hạn chế ngồi xem tivi, video, trò chơi điện tử… Cân đối hợp lý giữa học và chơi, nên tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng để trẻ có thể phát triển cân đối cả thể chất và tinh thần.
h5h1h2

Tác giả bài viết: Quàng Thị Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay146
  • Tháng hiện tại4,371
  • Tổng lượt truy cập234,977
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính